Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về tảo hôn là gì hay nhất và đầy đủ nhất
Luật hôn nhân và gia đình ghi nhận một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.” Tuy nhiên trong thực tế, đặc biệt là ở các dân tộc thiểu số nơi vùng sâu vùng xa, việc nam, nữ chưa đủ tuổi nhưng vẫn tiến hành kết hôn và chung sống vẫn diễn ra phổ biến. Hiện tượng này còn gọi là tảo hôn, được coi là vấn nạn lớn, thể hiện sự lạc hậu, đi ngược lại nguyên tắc tiến bộ nêu trên và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Pháp luật đã quy định về tảo hôn như thế nào?
1. Thế nào là tảo hôn?
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 định nghĩa: “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.” Cụ thể, Điều 8 quy định:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;”
Nghĩa là nam chưa đủ 20 tuổi trở lên và/hoặc nữ chưa đủ 18 tuổi trở lên mà vẫn kết hôn thì được gọi là tảo hôn. Ví dụ, B đang học lớp 11, vừa sinh nhật tròn 17 tuổi thì có ý muốn kết hôn với bạn trai 24 tuổi. Trong trường hợp này thì việc lấy chồng của B khi đó sẽ được gọi là tảo hôn.
Tại Điều Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình cũng quy định:
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
“1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Cấm các hành vi sau đây:
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
…”
Như vậy, hành vi tảo hôn bị coi là hành vi vi phạm pháp luật hôn nhân gia đình của Việt Nam.
2. Tác hại của việc tảo hôn
Tảo hôn là một tập tục (hủ tục) tồn tại lâu đời ở nhiều nhóm cộng đồng và các dân tộc. Tảo hôn không chỉ gây hại sức khoẻ cho sức khoẻ, sự trưởng thành của trẻ em mà còn tước đoạt nhiều quyền con người của các em, ảnh hưởng đến sự tồn vong và phát triển của nhóm cộng đồng và dân tộc.
Tình trạng tảo hôn diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi và tập trung chủ yếu là ở các làng quê, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tảo hôn đã mang đến sự nghèo đói, thất học, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và các mối quan hệ xã hội như:
– Về sức khỏe: Tảo hôn sẽ làm cho sức khỏe của trẻ em bị ảnh hưởng đặc biệt là trẻ em gái dưới độ tuổi 15 mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao so với phụ nữ trên 20 tuổi. Những đứa trẻ có mẹ dưới 18 tuổi có nhiều khả năng nhẹ cân hoặc chết non hơn những đứa trẻ khác. Đây chính là sự cảnh báo thầm lặng về sức khỏe, bởi các nguyên nhân cốt lõi của tử vong và bệnh tật của người mẹ không được quan tâm đúng mức.
– Về môi trường giáo dục: Trẻ em buộc phải kết hôn sớm ít khi được tiếp tục việc học hành, cản trở họ có hy vọng về sự độc lập, cản trở họ được tiếp thu những nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nhằm phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em;
– Về kinh tế: Tảo hôn khiến khả năng kiếm sống hoặc đóng góp về kinh tế cho gia đình là rất thấp dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao.
– Về tinh thần: Khi kết hôn sớm trẻ em sẽ không được nghỉ ngơi và thư giãn, không được tham gia vui chơi, tham gia những hoạt động giải trí và được tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi….
– Về xã hội: Tảo hôn có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển xã hội do ảnh hưởng của chất lượng dân số, một xã hội mà tỷ lệ người thiểu năng về thể chất, thiểu năng về trí tuệ, người tàn tật, khuyết tật lớn sẽ là gánh nặng cho xã hội. Mặt khác, phần lớn các cặp vợ chồng tảo hôn khi tuổi đời còn ít, phải nghỉ học, mất cơ hội học tập, thiếu kiến thức xã hội, thường rơi vào cảnh nghèo túng, nhiều cặp đi đến phá vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em.
Đây chính là những ảnh hưởng lớn đối với trẻ em không chỉ hiện tại mà cả tương lai. Vì một tương lai tươi sáng cho các em, để cho các em có được sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần cũng như tâm sinh lý, được tham gia học tập, giao tiếp với với cộng đồng và xã hội… cần phải có những hành động thiết thực như tuyên truyền, vận động cùng với các biện pháp xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật mới có tác dụng vừa giáo dục, vừa dăn đe đối với những trường hợp vi phạm. Có như vậy mới hạn chế thấp nhất tình trạng tảo hôn đang diễn ra hiện nay.(1)
3. Hành vi tảo hôn bị phạt như thế nào?
Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 quy định xử phạt hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn ở Điều 58 như sau:
“Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.”
Thậm chí hành vi tổ chức tảo hôn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 183 Bộ luật hình sự năm 2015, theo đó:
“Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Như vậy tảo hôn là hành vi bị cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Hành vi tảo hôn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.”
Tảo hôn là việc kết hôn trái pháp luật và có thể bị vô hiệu theo yêu cầu của người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật. Và theo thủ tục dân sự, tòa án có thẩm quyền xem xét điều kiện tuổi khi kết hôn và xử lý. Khi xem xét yêu cầu hủy kết hôn, sẽ vô hiệu nếu một trong hai bên không đáp ứng các yêu cầu về tuổi tác hoặc một trong hai bên không yêu cầu chấp thuận quan hệ hôn nhân.
Nhìn chung, tảo hôn là một việc làm gây hậu quả vô cùng to lớn đối với bản thân, gia đình họ và toàn xã hội. Hậu quả của tảo hôn có thể gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, vì vậy cần có những biện pháp xử lý phù hợp.
Luật Hoàng Anh
Top 5 tảo hôn là gì tổng hợp bởi Faravirusi.com
Tảo hôn là gì? Vi phạm quy định về tảo hôn xử lý thế nào?
- Tác giả: luatminhgia.com.vn
- Ngày đăng: 04/04/2023
- Đánh giá: 4.78 (347 vote)
- Tóm tắt: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này thì độ tuổi để nam, nữ có đủ điều kiện để kết hôn là: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Khi người thực hiện hành vi tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đủ điều kiện về độ tuổi để kết hôn đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tiếp tục vi phạm có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 183 …
Tảo hôn là gì? Tảo hôn bị phạt thế nào?
- Tác giả: luatvietnam.vn
- Ngày đăng: 09/26/2022
- Đánh giá: 4.5 (416 vote)
- Tóm tắt: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này (căn cứ …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: – Các quan hệ khác như tài sản, nghĩa vụ, hợp đồng giữa các bên sẽ được thực hiện theo thoả thuận của các bên. Nếu không thoả thuận được thì giải quyết theo Bộ luật Dân sự và các quy định khác. Tuy nhiên, dù giải quyết theo hướng nào thì cũng phải …
Tảo hôn là gì? Nguyên nhân và hậu quả của tảo hôn
- Tác giả: accgroup.vn
- Ngày đăng: 02/13/2023
- Đánh giá: 4.32 (436 vote)
- Tóm tắt: ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu:
✅ Dịch vụ ly hôn:
✅ Dịch vụ thành lập công ty:
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh: - Khớp với kết quả tìm kiếm: – Các quan hệ khác như tài sản, nghĩa vụ, hợp đồng giữa các bên sẽ được thực hiện theo thoả thuận của các bên. Nếu không thoả thuận được thì giải quyết theo Bộ luật Dân sự và các quy định khác. Tuy nhiên, dù giải quyết theo hướng nào thì cũng phải …
Tảo hôn là gì? Khi nào tảo hôn được công nhận? Hậu quả pháp lý tảo hôn
- Tác giả: luat24h.com.vn
- Ngày đăng: 11/22/2022
- Đánh giá: 3.99 (266 vote)
- Tóm tắt: Tảo hôn là gì? Tảo hôn, theo Khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Điều 183 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội Tổ chức tảo hôn. Theo đó, người có hành vi tổ chức tảo hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tổ chức tảo hôn nếu người đó tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, …
Tảo hôn là gì? Tảo hôn bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Tác giả: luatquanghuy.vn
- Ngày đăng: 06/20/2022
- Đánh giá: 3.85 (544 vote)
- Tóm tắt: Như vậy có thể thấy, tảo hôn là việc hai bên nam nữ kết hôn với nhau khi một hoặc cả hai bên chưa đủ điều kiện về độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật, …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân …