Phát động giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” mùa thứ tư

Ngày 12/7, tại Hà Nội, Bộ TT&TT tổ chức họp báo công bố, phát động giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2023.

“Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” là giải thưởng uy tín, chính thức trong lĩnh vực CNTT và Truyền thông (ICT), được Bộ TT&TT chủ trì xét và trao tặng hàng năm cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm công nghệ số xuất sắc được nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam nhằm giải các bài toán Việt Nam và đi ra quốc tế.

Việc tổ chức giải thưởng này cũng là một trong những hoạt động quan trọng để cụ thể hóa Chỉ thị 01 ngày 14/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Theo dõi chương trình được phát trực tuyến dưới đây:

no iframe support

Năm 2023 là năm thứ tư giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” được tổ chức. Giải thưởng hướng tới tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc, có tác động ảnh hưởng lớn trong việc đưa hoạt động của người dân và doanh nghiệp lên môi trường số, góp phần thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam. Đồng thời, tôn vinh các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số Việt Nam chinh phục thế giới, đóng góp cho sự phát triển của nhân loại và làm thịnh vượng Việt Nam.

Theo Ban tổ chức, cũng như các năm trước, đối tượng tham gia giải thưởng là các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam (nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì người Việt Nam phải sở hữu ít nhất 51% tổng số cổ phần); đơn vị, tổ chức sự nghiệp có các sản phẩm công nghệ số được nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam và đã được đưa vào ứng dụng thực tế.

Riêng với hạng mục giải thưởng Sản phẩm số tiềm năng, chỉ áp dụng đối với các tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Năm 2023, “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” có 5 hạng mục giải thưởng. (Ảnh minh họa: Minh Tuấn)

Việc bổ sung hạng hạng mục “Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho thị trường nước ngoài” là một điểm mới của giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2023. Đây là hạng mục nhằm tôn vinh các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số xuất sắc đã thành công tại thị trường quốc tế; đồng thời khuyến khích, cổ vũ các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiếp tục khát khao chinh phục thế giới.

Cùng với đó, năm nay, Ban tổ chức cũng duy trì 4 hạng mục giải thưởng như năm 2022, bao gồm “Sản phẩm số xuất sắc cho Chính phủ số”, “Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số”, “Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số” và “Sản phẩm số tiềm năng”. Bốn hạng mục này phù hợp với chủ trương, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ TT&TT về thúc đẩy chuyển đổi số tại Việt Nam với 3 trụ cột Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; tiếp tục khuyến khích, động viên cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu, sáng tạo các sản phẩm công nghệ số mới.

Theo kế hoạch, thời gian nhận đăng ký và hồ sơ tham gia giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” sẽ kéo dài từ ngày 12/7/2023 đến hết ngày 12/10/2023.

Trong thời gian từ 12/7/2023 đến 11/8/2023, doanh nghiệp có thể đăng ký sơ bộ và nhận được sự hướng dẫn của Cơ quan thường trực giải thưởng để chuẩn bị hồ sơ theo Quy chế. Các doanh nghiệp sẽ gửi hồ sơ trực tuyến qua cổng thông tin điện tử tại địa chỉ giaithuong.makeinvietnam.mic.gov.vn.

Theo Bộ TT&TT, nhiều sản phẩm, giải pháp đạt giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” các năm trước đã có đóng góp thiết thực vào tiến trình chuyển đổi số Việt Nam. Năm 2022, đã có 40 sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam được vinh danh. Đây đều là những sản phẩm xuất sắc đã có tác động, ảnh hưởng lớn trong việc đưa hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân lên môi trường số.

Nguồn: VietNamNet

Next Post

Mỹ, Nhật muốn giúp khai thác mỏ “kho báu” 1.000 tỷ USD nhưng Trung Quốc nói “không” vì đã sở hữu công nghệ

T4 Th7 12 , 2023
Trung Quốc có đất đai rộng lớn, tài nguyên dồi dào, tổng trữ lượng tài nguyên nhiều loại khoáng sản đã được chứng minh lớn hàng đầu thế giới. Thông qua nỗ lực không ngừng của các nhà địa chất, “kho báu” được phát hiện ở Quý Châu, Trung Quốc […]
Mỹ, Nhật muốn giúp khai thác mỏ “kho báu” 1.000 tỷ USD nhưng Trung Quốc nói “không” vì đã sở hữu công nghệ

You May Like