Duới đây là các thông tin và kiến thức về niết bàn là gì hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
Chúng ta, thường ngày vẫn nghe đến hai từ niết bàn, nhưng chắc rằng không phải ai cũng có thể hiểu niết bàn là gì? Và có ý nghĩa gì? Dẫu biết rằng con đường học Phật vô cùng vi diệu và kiến thức thì mênh mông vô tận, nhưng không thể ngăn cản tinh thần ham học hỏi của mọi quý vị đạo hữu Phật tử hay anh chị em đồng tu. Hãy cùng Buddhistart tìm hiểu về những thông tin thú vị này nhé.
Niết bàn là gì?
Niết bàn có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau theo mỗi góc nhìn. Theo quan điểm của tâm lý học thì Niết bàn chính là xóa bỏ tự ngã, theo quan điểm của đạo đức thì Niết bàn là diệt tham sân si.
Danh từ Niết bàn trong Pàli hợp thành do Ni và bàna. Ni là một yếu tố phủ định và bàna nghĩa là dục vọng hay khát Chính vì ly khai khỏi khát ái, hay bàna, dục vọng nên nó được gọi là Niết bàn. Niết bàn theo nghĩa đen là không trói buộc.
Còn Niết Bàn của các Phật tử được định nghĩa không phải chỉ là hư vô hay trạng thái hủy diệt, mà Niết bàn chính là một pháp “không sinh, không phát khởi, không tạo thành, không do duyên sinh”. Do đó, Niết Bàn chính là vĩnh cửu (Dhuva), khả ái (Subha) và an lạc (Sukha). Trong Niết bàn không có cái gì “vĩnh cửu hóa”, cũng không có cái gì “bị diệt vong”, mà ở ngoài đau khổ.
Niết bàn có ý nghĩa gì?
Chiếu theo nhiều cách giải thích khác nhau về Niết bàn, thì ý nghĩa của Niết Bàn chính là đoạn trừ dục vọng, dứt nghiệp báo luân hồi, thanh tịnh tuyệt đối. Giải thích một cách trừu tượng hơn thì Niết bàn là sự ngưng đọng vĩnh cửu của không – thời gian trong cõi tâm linh sâu thẳm của con người. Tóm lại, có thể hiểu ý nghĩa của Niết Bàn trong Phật giáo không phải là một cõi cực lạc có vị trí không – thời gian như thiên đường của Thiên Chúa giáo, mà Niết Bàn là một trạng thái tâm linh thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, không vọng động, diệt ái dục, xoá bỏ vô minh, chấm dứt mọi khổ đau, phiền não.
Bản chất của Niết Bàn
Niết Bàn không phải là một vật thể mà chúng ta có thể nhìn thấy được hoặc sờ nắm được, mà Niết Bàn là một trạng thái của tâm chúng ta. Đó là trạng thái đạt tới cảnh giới vô thường, nghĩa là hoàn toàn không còn những vô minh, khổ đau và không thỏa mãn. Có thể nói đây là một trạng thái an lạc cao cấp nhất.
Không phải dễ dàng để có thể đạt đến trạng thái Niết Bàn, mà là chúng sanh phải thực hành hoàn hảo giới định tuệ thì mới có thể đạt được Niết Bàn. Khi quý vị tìm được bản chất của mình thông qua giới định tuệ, thì lúc đó bản chất của quý vị chính là bản chất của Niết Bàn. Nhưng cơ bản bởi vì chúng ta theo đuổi cái bản thể bản ngã, chấp ngã chấp pháp nên không thể thấy được bản chất của Niết Bàn.
Đức Phật mang đến cho chúng ta sự cảm hiểu rõ ràng hơn về 2 hình thức của Niết Bàn đó là Niết Bàn của Bậc Thánh và Niết Bàn tạm thời của phàm phu. Ngài dạy rằng:
“Đói là chứng bệnh lớn lao
Vô thường ngũ uẩn khổ đau nhất đời,
Nếu ai hiểu đúng vậy rồi,
Coi như đạt đến cực vui Niết Bàn” (Pháp Cú. 203)
Đối với người phàm phu, thì chỉ cần đạt được những nhu cầu cơ bản là coi như đã chạm đến Niết Bàn. Chẳng hạn như khi đói được ăn cơm, hoặc cảm thụ no bụng sau khi ăn, cảm thụ hết bệnh cũng được xem là một dạng Niết bàn tương đối của phàm phu.
Theo đạo Phật đại thừa thì thế nào, bản chất của Niết Bàn là gì? Trong kinh Lăng già, đức Phật có nói:
“Vô hữu Niết Bàn Phật.
Vô hữu Phật Niết Bàn”
2 câu trên có nghĩa là không có Đức Phật chứng Niết Bàn, và cũng không có Niết Bàn của Phật chứng. Khi khẳng định không có Đức Phật chứng Niết Bàn nghĩa là phá tư tưởng chấp ngã, và không có Niết Bàn của Phật là nổ pháp chấp pháp của người học về Niết Bàn, chứ không phải phủ nhận sự hiện hữu của người chứng và pháp chứng.
Vậy, bản chất của Niết Bàn chính là “tri huyễn tức ly, ly huyễn tức giác”. Hiểu rõ bản chất của con người và thế giới là huyễn, nên không bị huyễn trói buộc. Ngay tại thế giới này, chúng ta giác ngộ bản thể không, vô ngã của cái huyễn đó, chính là Niết Bàn.
Chúng ta học Phật, tu theo Phật suy cho cùng cũng là để đạt tới cảnh giới Niết Bàn này. Khi quý vị hoàn toàn có thể giác ngộ được mọi thứ chỉ là huyễn thì lúc đó quý vị sẽ sống ngoài những khổ đau, vô minh mà chốn hồng trần này mang lại, tức là đã đạt đến trạng thái của Niết Bàn, hiểu rõ về bản chất của Niết Bàn.
Vậy thì, qua nội dung trên quý vị đã hiểu hết Niết bàn là gì chưa? Là người học Phật, chúng ta nhất định phải thấu suốt những điều này, để có mục tiêu cho hành trình tu tập được đúng đắn hơn.
>>>Xem thêm: Khái niệm Phật là gì? Bồ Tát là gì?
Top 4 niết bàn là gì tổng hợp bởi Faravirusi.com
Niết bàn là gì? Người nào có thể chứng đắc Niết bàn
- Tác giả: thaythichtructhaiminh.com
- Ngày đăng: 08/29/2022
- Đánh giá: 4.73 (401 vote)
- Tóm tắt: Niết bàn là một thực tại có thật, là trạng thái của tâm khi đã diệt hết các phiền não, sạch tất cả vô minh, tham, sân si.
- Khớp với kết quả tìm kiếm: – Không chắc như vậy. Người nào thực hành đúng chánh pháp, giác ngộ những pháp mà bậc trí tuệ đã giác ngộ, biết chắc những pháp mà bậc trí tuệ đã biết chắc, dứt bỏ những pháp mà bậc trí tuệ dứt bỏ, tiến hành những pháp mà bậc trí tuệ tiến hành, thấy …
Cõi Niết Bàn Là Gì? Bản Chất & Ý Nghĩa Của …
- Tác giả: dongmynghe.com.vn
- Ngày đăng: 08/05/2022
- Đánh giá: 4.53 (449 vote)
- Tóm tắt: Đức Phật từng đề cập tới Niết Bàn là một thứ không sinh, không trưởng thành và không giới hạn. Niết bàn được hiểu là một khái niệm vô định về …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Vạn vật luôn tuân theo quy luật vô thường và vô ngã, tức là luôn biến chuyển và không có bản chất mặc định của riêng nó. Nếu còn chấp ngã, chấp pháp thì sẽ còn kẹt lại ở trong cõi sinh tử, luân hồi. Chúng ta chỉ khi không còn nghiệp báo luân hồi thì …
Ngày Đức Phật nhập Niết bàn Rằm tháng hai âm lịch: Nguồn gốc và ý nghĩa
- Tác giả: thanhnien.vn
- Ngày đăng: 10/11/2022
- Đánh giá: 4.2 (499 vote)
- Tóm tắt: Niết bàn không phải là con người mất đi sinh mạng và rời bỏ thế gian, mà là để chỉ cảnh giới lý tưởng cao nhất mà người tu đạo có thể đạt được …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Theo các ghi chép, ngày Rằm tháng hai năm 544 TCN, Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết bàn. Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM cho hay, vào mùa an cư cuối cùng tại Vaishali, Đức Phật tuyên bố rằng …
Niết bàn là gì?
- Tác giả: phatgiao.org.vn
- Ngày đăng: 12/16/2022
- Đánh giá: 4.19 (358 vote)
- Tóm tắt: Niết bàn là gì? … Niết bàn trong Phật giáo là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, không vọng động, diệt ái dục, …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Vì họ giải thoát khỏi dục vọng ích kỷ, thù hận, vô minh, kiêu căng ngã mạn và trên cả những thứ bất tịnh xấu xa ấy. Họ trong sạch, từ hoà, đầy lòng thương bao quát, từ bi, tử tế, thiện cảm và khoan dung. Họ phục vụ kẻ khác một cách trong sạch nhất, …