Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về lắng nghe là gì hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng
“Bạn có thể đang nghe tôi nói, nhưng bạn có thể không thật sự đang lắng nghe”.
Bạn đã bao giờ nghe ai đó nói: “Bạn có thể nghe thấy tôi, nhưng bạn không lắng nghe tôi”?
Nhiều người thường sử dụng “nghe thấy” và “lắng nghe” như hai từ tương đương và nhầm lẫn chúng có cùng một ý nghĩa. Mặc dù chúng có một số điểm tương đồng, nhưng có những điểm khác biệt đáng kể giữa chúng, một bên năng động hơn, đòi hỏi nỗ lực, còn một bên là không tự nguyện và tự nhiên. Để làm chủ giao tiếp và học hỏi và thành công trong các mối quan hệ giữa các cá nhân, điều cần thiết là trở nên thành công trong việc nghe và lắng nghe.
Nghe là gì?
Định nghĩa về nghe xoay quanh hoạt động sinh lý của việc nghe âm thanh. Merriam-Webster định nghĩa nghe là “quá trình, chức năng hoặc sức mạnh của việc cảm nhận âm thanh; cụ thể là: cảm giác đặc biệt mà tiếng ồn và âm sắc được tiếp nhận như là tác nhân kích thích. “
Nghe là một hành động thể chất thụ động đòi hỏi một giác quan và liên quan đến nhận thức âm thanh. Nó không dựa vào sự tập trung. Nghe giống như thu thập dữ liệu; chúng ta nghe âm thanh và từ ngữ cả ngày, ngay cả khi chúng ta không chú ý đến chúng.
Lắng nghe là gì?
Định nghĩa của việc lắng nghe xoay quanh việc chủ động chú ý đến các từ và âm thanh mà bạn nghe để hấp thụ ý nghĩa của chúng và phát triển phản ứng cảm xúc. Merriam-Webster định nghĩa lắng nghe là “nghe điều gì đó với sự chú ý có chủ đích”. Lắng nghe là một quá trình hoạt động trí óc, đòi hỏi nhiều giác quan. Lắng nghe là một hành động tự nguyện, có nghĩa là một cá nhân có thể chọn nghe hoặc không nghe. Nếu bạn chọn lắng nghe, thì đó là một quá trình đang hoạt động. Bạn có thể nghe thấy âm thanh và từ ngữ mà không cần phải nghe hoặc tập trung vào những gì bạn đang nghe. Nghe mà không lắng nghe là một ví dụ của cụm từ phổ biến “nghe tai này lọt qua tai kia”.
Lắng nghe thụ động và chủ động
Nghe có thể được chia nhỏ thành nghe chủ động và thụ động. Các chuyên gia thường sử dụng những thuật ngữ này trong thế giới giao tiếp khi nói về các mối quan hệ lành mạnh giữa bạn đồng trang lứa, đồng nghiệp, người yêu, bạn bè và các thành viên trong gia đình.
Lắng nghe tích cực đòi hỏi sự tò mò, động lực, mục đích và nỗ lực. Người nghe tích cực cố gắng tiếp cận và hiểu những gì họ đang nghe để kết nối với người kia và làm cho cuộc trò chuyện có ý nghĩa. Nói cách khác, lắng nghe tích cực là cách bạn muốn lắng nghe nếu bạn muốn hiểu hoặc nếu bạn đang tìm cách giải quyết vấn đề với một cá nhân khác.
Đối nghịch với lắng nghe chủ động là lắng nghe thụ động. Lắng nghe thụ động có đặc điểm là bị “ngắt kết nối” với người nói, không chú ý và không tiếp thu được. Người nghe thụ động không có mong muốn tham gia vào cuộc trò chuyện. Một người lắng nghe thụ động rất có thể đã có sẵn ý kiến và không sẵn sàng làm việc với người kia để đưa ra giải pháp. Lắng nghe thụ động không phải là một cách tuyệt vời để giao tiếp với những người mà bạn đang cố gắng hình thành mối quan hệ.
Hiểu sự khác biệt giữa nghe và lắng nghe
Lắng nghe là một quá trình chủ động, trong khi nghe là một quá trình thụ động
Lắng nghe đòi hỏi sự chú ý, trái lại, nghe không đòi hỏi kỹ năng tập trung hoặc chú ý
Lắng nghe đòi hỏi sự đồng cảm, tò mò và động lực, nghe liên quan đến việc bị ngắt kết nối
Lắng nghe là một kỹ năng cần thiết để giao tiếp hiệu quả, trong khi nghe không phải là một kỹ năng giao tiếp tuyệt vời.
Lắng nghe là một hành vi bên trong liên quan đến cả trí óc và cơ thể, còn nghe là một hành động thể chất chỉ liên quan đến đôi tai.
Nghe và lắng nghe có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tinh thần của chúng ta
Nghe, lắng nghe đều quan trọng và thiếu một trong hai thứ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của chúng ta. Đây là cách mà chúng tác động đến chúng ta:
Khi chúng ta quyết định không lắng nghe ai đó, cho dù là vợ/ chồng, bạn đồng trang lứa, đồng nghiệp, bạn bè hay con cái, chúng ta có thể tự tạo ra rạn nứt trong mối quan hệ. Đôi khi chúng ta chọn không lắng nghe một cá nhân khác vì chúng ta quá bận hoặc không muốn nghe những gì họ nói. Nói cách khác, chúng tôi đang nói với cá nhân này rằng những gì họ đang nói không phải là điều cần thiết vào lúc này, và kết quả là chúng ta tìm cách để né tránh chúng. Bằng cách không lắng nghe ai đó hoặc lắng nghe một cách thụ động, chúng ta đang gây căng thẳng cho mối quan hệ đó, cuối cùng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta. Mặt khác, nếu chúng ta chọn cách lắng nghe tích cực và gắn kết với những người khác, chúng ta đang cho họ thấy rằng họ quan trọng và hình thành một liên kết cũng như củng cố các mối quan hệ. Lựa chọn lắng nghe một cá nhân khác một cách tích cực là một phẩm chất tốt cần có và nó có thể mang lại những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống của chúng ta.
Bằng cách tích cực lắng nghe và tương tác với các cá nhân khác, chúng ta có thể:
-
Tạo tình bạn bền chặt và chân chính.
-
Hiểu và trao đổi kiến thức.
-
Chia sẻ những kỷ niệm.
-
Truyền tải những câu chuyện và ý tưởng cho thế hệ tiếp theo.
-
Giải quyết xung đột và tạo ra các giải pháp tốt hơn cho tương lai.
Việc mất thính lực cũng có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của chúng ta. Mặc dù nghe là một quá trình không hoạt động, thể chất, nhưng đó là một giác quan quan trọng giúp chúng ta có thể di chuyển và thích nghi với môi trường của mình. Mặc dù chúng ta vẫn có thể học cách lắng nghe người khác mà không thực sự “nghe” (thông qua ngôn ngữ cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể), nhưng việc mất khả năng nghe có thể dẫn đến việc chúng ta tự cô lập mình khỏi xã hội và trầm cảm. Một nghiên cứu cho thấy sự suy giảm nhận thức xảy ra nhanh hơn ở những người bị khiếm thính so với những người có thính giác bình thường. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên nhận thức được nguy cơ gia tăng trầm cảm ở người lớn bị mất thính lực.
Mẹo để trở thành người lắng nghe tốt hơn
Bây giờ bạn đã biết sự khác biệt giữa lắng nghe (chủ động và thụ động) và nghe, bạn có thể quan tâm đến việc học cách cải thiện kỹ năng lắng nghe chủ động để cải thiện kỹ năng giao tiếp và tốt hơn mối quan hệ giữa các cá nhân.
Đặt những câu hỏi hay
Tất cả chúng ta đều biết cảm giác muốn chia sẻ điều gì đó với ai đó và phản hồi của họ là “à” hoặc “ừ”. Điều đó có nghĩa là cuộc trò chuyện đã thất bại và rõ ràng là họ không lắng nghe hoặc không quan tâm đến việc tham gia vào cuộc trò chuyện. Lắng nghe tích cực yêu cầu đặt những câu hỏi mở và thực sự tò mò về cuộc trò chuyện. Khi ai đó chia sẻ điều gì đó với bạn, hãy tự tìm hiểu thêm bằng cách đặt những câu hỏi chu đáo. Bằng cách hỏi những câu hỏi ai / cái gì / ở đâu / khi nào / như thế nào liên quan đến những gì người nói đang đề cập về chứng tỏ rằng bạn đang lắng nghe và muốn tìm hiểu thêm.
Chờ đến thời điểm thích hợp để nói
Là con người, chúng ta chỉ đơn giản là lắng nghe để chúng ta có thể nói. Chúng ta thích nghe chính mình nói chuyện. Chúng ta thường ngắt lời người khác trước khi họ nói xong. Để trở thành một người biết lắng nghe tích cực, chúng ta phải đợi cho đến khi người kia nói xong và chia sẻ ý kiến của họ. Chúng ta làm điều này bằng cách dựa vào các dấu hiệu rằng ai đó đã nói xong. Điều này xuất hiện dưới dạng các tín hiệu không lời hoặc lắng nghe chúng để nhận biết rằng họ đã kết thúc một câu hoặc một ý nghĩ. Hãy coi việc lắng nghe là sự chú ý để học hỏi. Tập trung vào những từ đang được nói và để ý xem những từ đó được nói như thế nào. Chúng ta nên tạm dừng một chút trước khi chia sẻ ý kiến của mình với người khác.
Tập trung
Tập trung vào cuộc trò chuyện có nghĩa là bạn phải chặn những suy nghĩ và âm thanh khác ra khỏi tâm trí để chú ý đến những từ được nói ra. Luôn có mặt trong cuộc trò chuyện có thể là một thách thức nhưng việc cất điện thoại đi và hạn chế những phiền nhiễu khác là điều quan trọng để giúp bạn tập trung vào cuộc trò chuyện hiện tại.
Tác giả: Kristen Fuller
–
Dịch giả: Ý Thảo
Biên tập: Dung Lê
Nguồn ảnh: Google.com + Pinterest.com
Link bài gốc: The Difference Between Hearing and Listening
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả – Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(***) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.
Top 7 lắng nghe là gì tổng hợp bởi Faravirusi.com
Lắng nghe là gì? Cách rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả
- Tác giả: jobsgo.vn
- Ngày đăng: 08/14/2022
- Đánh giá: 4.61 (559 vote)
- Tóm tắt: Lắng nghe là gì? Lắng nghe là một hoạt động tâm lý có ý thức, nó không chỉ đơn giản là nghe 1 âm thanh “chạm” đến thính giác của mình …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Một người có kỹ năng lắng nghe giỏi là 1 người thể hiện tốt cảm xúc trong cuộc giao tiếp. Giao tiếp hiệu quả không chỉ là người này thấu hiểu điều mà người kia muốn diễn đạt. Mà nó còn trao cho nhau những năng lượng tích cực, sự khích lệ hay đồng …
Kỹ năng lắng nghe là gì? Làm sao để lắng nghe trong giao tiếp hiệu quả
- Tác giả: vieclamtot.com
- Ngày đăng: 04/27/2022
- Đánh giá: 4.4 (444 vote)
- Tóm tắt: Nghe là hành động thụ động chung ta tiếp nhận tất cả mọi âm thanh vào tai của mình. Còn lắng nghe là một hành động chủ động với mong muốn thấu …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Kỹ năng lắng nghe là gì? Kỹ năng lắng nghe không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc nghe thông thường mà còn là sự học hỏi và thấu hiểu. Vậy cụ thể kỹ năng lắng nghe có tầm quan trọng như thế nào trong giao tiếp, làm sao để rèn luyện kỹ năng đặc biệt …
Kỹ năng lắng nghe và những ví dụ về cách lắng nghe hiệu quả ở nơi làm việc
- Tác giả: synnexfpt.com
- Ngày đăng: 12/13/2022
- Đánh giá: 4.3 (268 vote)
- Tóm tắt: Kỹ năng lắng nghe là gì? … Lắng nghe hiểu theo lý thuyết là việc tiếp nhận âm thanh thông qua tai. Tuy nhiên kỹ năng lắng nghe nên được hiểu là …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Bao gồm việc giữ giao tiếp bằng mắt, gật đầu, giữ tư thế tốt và lặp lại ngôn ngữ cơ thể của người đối diện để thể hiện sự quan tâm thực sự đến những gì họ đang nói. Đây là những dấu hiệu biểu hiện cho việc bạn đang tập trung vào những gì người ta …
Lắng nghe là gì
- Tác giả: giadinh.bvhttdl.gov.vn
- Ngày đăng: 11/11/2022
- Đánh giá: 4 (227 vote)
- Tóm tắt: Kỹ năng lắng nghe là khả năng chủ động tập trung chú ý, không bị chi phối bởi những gì xảy ra xung quanh để tìm hiểu thông tin về người nói …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Bao gồm việc giữ giao tiếp bằng mắt, gật đầu, giữ tư thế tốt và lặp lại ngôn ngữ cơ thể của người đối diện để thể hiện sự quan tâm thực sự đến những gì họ đang nói. Đây là những dấu hiệu biểu hiện cho việc bạn đang tập trung vào những gì người ta …
Kỹ năng lắng nghe là gì? Kỹ năng của người thành công
- Tác giả: cet.edu.vn
- Ngày đăng: 01/20/2023
- Đánh giá: 3.79 (307 vote)
- Tóm tắt: Kỹ năng lắng nghe là gì? · Trong công việc · Rèn luyện kỹ năng lắng nghe
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Trong quá trình lắng nghe, bạn có thể bày tỏ thái độ, cảm xúc của mình để bày tỏ quan điểm của mình với những gì họ nói như: Cười, gật đầu, tiếc nuối, hạnh phúc, lo lắng… Hoặc bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể là lắc lư, bắt tay, đặt tay lên vai, …
Kỹ năng lắng nghe là gì? 4 loại lắng nghe nâng tầm giao tiếp
- Tác giả: huynhduykhuong.vn
- Ngày đăng: 11/19/2022
- Đánh giá: 3.68 (216 vote)
- Tóm tắt: Thi thoảng, bạn có thể đặt một vài câu hỏi để làm rõ thêm câu chuyện nếu cảm thấy bản thân chưa thực sự hiểu. Ky nang lang nghe. Đó có thể là một người thân của …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Trong quá trình lắng nghe, bạn có thể bày tỏ thái độ, cảm xúc của mình để bày tỏ quan điểm của mình với những gì họ nói như: Cười, gật đầu, tiếc nuối, hạnh phúc, lo lắng… Hoặc bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể là lắc lư, bắt tay, đặt tay lên vai, …
Lắng nghe là gì? Cách rèn luyện kỹ năng Lắng nghe hiệu quả
- Tác giả: trinhducduong.com
- Ngày đăng: 07/07/2022
- Đánh giá: 3.42 (477 vote)
- Tóm tắt: Như vậy Lắng nghe là quá trình tập trung tiếp nhận âm thanh một cách chủ động có chọn lọc, đi kèm với phân tích thông tin và đưa ra phản hồi thích hợp với những …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Tại sao cảm thông lại là cách để lắng nghe tốt nhất hãy cố gắng làm chủ cảm xúc của mình. Ở đây cho dù là bạn đang nghe người khác kể lể, hay đang nghe cấp dưới trình bày. Việc đầu tiên bạn cần làm là hãy cảm thông và đặt mình vào vị trí của họ …