Công nghệ in 3D hứa hẹn biến đổi kiến trúc thế giới?

Một góc công trình House Zero – Ảnh: ABJ

Công nghệ in 3D sản xuất ra vật liệu xây dựng một cách cơ học. Hoạt động của công nghệ này dựa trên một chương trình được cài đặt vào máy tính, với sự trợ giúp của máy cắt lát và hệ thống giàn in, cho ra các vật liệu theo yêu cầu thiết kế.

Các vật liệu như đất sét, bê tông hay nhựa được công nghệ in 3D “ép đùn” ở trạng thái lỏng và “đông cứng” thành sản phẩm cuối cùng theo bản vẽ thiết kế.

Hiện trên thế giới đã có một loạt dự án triển khai công nghệ mới này.

Công trình Trillium Pavilion

Là một trong các dự án mới, Trillium Pavilion là một công trình ngoài trời được in 3D từ vật liệu polyme ABS tái chế – một loại nhựa phổ biến được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm tiêu dùng.

Các bề mặt cong, mỏng của cấu trúc được lấy cảm hứng từ những cánh hoa Trillium cùng tên với nó.

Công trình Trillium Pavilion – Ảnh: ARCHITECT

Ý tưởng và phối cảnh thiết kế của các sinh viên Đại học Tennessee. Các bề mặt cong, mỏng của cấu trúc được lấy cảm hứng từ những cánh hoa Trillium – Ảnh: Archdesign.utk.edu

Dự án do các sinh viên Đại học Tennessee thiết kế, Công ty tự động hóa Loci Robotics in ra vật liệu và được xây dựng ở công viên nghiên cứu của Đại học Tennessee tại thành phố Knoxville, bang Tennessee, Mỹ.

Ngôi nhà Tecla

Ngôi nhà Tecla, rộng 41,8m² do Công ty Mario Cucinella Architects thiết kế và in 3D ở Massa Lombarda, một thị trấn nhỏ ở Ý.

Ngôi nhà Tecla, rộng 41,8m² do Công ty Mario Cucinella Architects thiết kế – Ảnh: ARCH DAILY

Tecla được xây dựng từ đất sét có nguồn gốc địa phương – Ảnh: WASP

Các kiến trúc sư in Tecla bằng đất sét lấy từ một con sông địa phương. Sự kết hợp độc đáo giữa vật liệu rẻ tiền này và hình học xuyên tâm đã tạo ra một dạng nhà ở tiết kiệm năng lượng.

Ngôi nhà House Zero

Công ty kiến trúc Lake Flato đã hợp tác với Công ty công nghệ xây dựng ICON để in các bức tường bên ngoài bằng bê tông cho một ngôi nhà có tên “House Zero” ở Austin, Texas.

Hệ thống sử dụng công nghệ in 3D, một công nghệ phân chia các lớp vật liệu một cách cơ học dựa trên một chương trình máy tính, để tạo nên các bức tường của ngôi nhà rộng 18m2.

Mất 10 ngày để in các phần tường này của ngôi nhà.

Ngôi nhà House Zero – Ảnh: YOUTUBE

“House Zero là điểm khởi đầu cho sự xuất hiện của các ngôn ngữ thiết kế hoàn toàn mới, và việc sử dụng công nghệ in 3D cũng mang lại cho ngôi nhà sự tiện nghi, vẻ đẹp, tính bền vững”, ông Jason Ballard – đồng sáng lập và giám đốc điều hành của ICON – cho biết.

Ngôi nhà rộng 186m² sử dụng bê tông in 3D, cấu trúc thể hiện sự tương phản dễ chịu giữa những bức tường cong và khung gỗ lộ ra ngoài.

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

Next Post

Nhiều doanh nghiệp đủ tiêu chí nhưng không đăng ký thành doanh nghiệp khoa học công nghệ

T3 Th4 11 , 2023
Theo Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, trong số 712 doanh nghiệp khoa học công nghệ đăng ký đến nay đã có 14 doanh nghiệp đã bị thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học công nghệ do không đáp ứng tiêu […]
Nhiều doanh nghiệp đủ tiêu chí nhưng không đăng ký thành doanh nghiệp khoa học công nghệ

You May Like