Qua bài viết này faravirusi.com xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về cảm lạnh là gì hot nhất được tổng hợp bởi faravirusi.com
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây cảm lạnh là gì?
Mặc dù nhiều loại virus có thể gây ra cảm lạnh thông thường, nhưng rhinovirus được cho là nguyên nhân phổ biến nhất. Rhinovirus cũng có thể gây ra các cơn hen suyễn và có liên quan đến nhiễm trùng tai và xoang. Các loại virus khác có thể gây cảm lạnh, bao gồm: virus hợp bào hô hấp, virus parainfluenza ở người, adenovirus, coronavirus thông thường ở người và siêu vi trùng ở người .
Virus cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng, mắt và mũi. Ngoài ra, chúng có thể lây truyền qua giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Hơn nữa, bệnh có thể lây lan qua những vật dụng dùng chung khi người bình thường tiếp xúc với người đang bị cảm lạnh, chẳng hạn như khăn, đồ chơi hoặc điện thoại. Nếu bạn chạm vào mắt, mũi hoặc miệng sau khi tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm trùng, bạn có thể bị cảm lạnh.
Một người bị cảm lạnh có thể bắt đầu lây lan bệnh cho người khác từ vài ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện cho đến khi hết các triệu chứng. Quá trình này thường mất từ 1 đến 2 tuần.
Những ai thường mắc bệnh?
Cảm lạnh là bệnh cực kỳ phổ biến. Trẻ em dưới 6 tuổi thường rất dễ bị cảm lạnh, nhưng người lớn khỏe mạnh, đặc biệt là phụ nữ mang thai, cũng có khả năng mắc bệnh này 2-3 lần mỗi năm. Bạn có thể phòng bệnh bằng cách giảm hoặc cải thiện các yếu tố nguy cơ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh?
Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh bao gồm:
- Tuổi tác: Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, do hệ thống miễn dịch của bé còn non yếu, bé đi nhà trẻ hoặc học mẫu giáo và tiếp xúc với nhiều trẻ khác.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu: Một số bệnh mạn tính hoặc hệ miễn dịch suy yếu cũng khiến nguy cơ nhiễm virus gây bệnh cao hơn.
- Thời gian trong năm: Cả trẻ em và người lớn thường dễ bị cảm lạnh trong mùa thu và mùa đông (bắt đầu từ cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9 cho đến tháng 3 hoặc tháng 4). Tỷ lệ mắc bệnh cảm cúm gia tăng trong mùa lạnh có thể là do thời tiết khô lạnh, đường mũi trở nên khô hơn và dễ bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bị bệnh vào những mùa khác.
- Hút thuốc: Dấu hiệu và triệu chứng cảm lạnh thường nặng hơn nếu bạn có thói quen hút thuốc.
- Tiếp xúc: Nếu xung quanh có nhiều người bị cảm, chẳng hạn như ở trường hoặc trên máy bay, bạn có khả năng cao bị lây nhiễm bệnh.
Biến chứng
Cảm lạnh có nguy hiểm không?
Những tình trạng này có thể xảy ra cùng với cảm lạnh :
- Nhiễm trùng tai cấp tính (viêm tai giữa). Điều này xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào khoảng trống phía sau màng nhĩ. Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình bao gồm đau tai hoặc sốt trở lại sau khi bị cảm lạnh thông thường.
- Bệnh hen suyễn. Cảm lạnh có thể gây ra thở khò khè, ngay cả khi bạn không bị hen suyễn. Nếu bạn bị hen suyễn, cảm lạnh có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Viêm xoang cấp tính. Ở người lớn hoặc trẻ em, cảm lạnh thông thường không được điều trị có thể dẫn đến sưng, đau (viêm) và nhiễm trùng xoang.
- Các bệnh nhiễm trùng khác. Cảm lạnh thông thường có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng khác, bao gồm: viêm họng liên cầu, viêm phổi hoặc viêm tiểu phế quản ở trẻ em.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh?
Nói chung, bạn không cần đến gặp bác sĩ nếu bị cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xấu đi hoặc không biến mất, thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Bác sĩ thường chẩn đoán cảm lạnh dựa trên biểu hiệu và triệu chứng của bạn. Nếu bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc những tình trạng khác, bạn sẽ cần chụp X-quang hoặc thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng.
Những phương pháp nào dùng để điều trị cảm lạnh?
Bạn thường có thể tự điều trị cảm lạnh tại nhà mà không cần gặp bác sĩ. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong khoảng sau 1 đến 2 tuần.
Phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng bệnh. Để giúp nhanh chóng khỏi bệnh, bạn nên:
- Nghỉ ngơi nhiều hơn
- Giữ ấm cơ thể
- Uống nhiều nước để tránh mất nước
- Súc miệng bằng nước muối để làm dịu cơn đau họng (không thích hợp cho trẻ em)
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý để giảm nghẹt mũi
- Cố gắng nghỉ ngơi ở nhà và tránh tiếp xúc với người khác cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.
Vậy, cảm lạnh uống thuốc gì? Các loại thuốc trị cảm lạnh không cần kê đơn bạn có thể sử dụng để giúp giảm nhẹ triệu chứng bao gồm:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt không cần kê toa, bao gồm acetaminophen hoặc ibuprofen (Không cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi dùng acetaminophen. Không dùng ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc trẻ bị nôn liên tục hoặc mất nước)
- Thuốc xịt làm thông mũi (không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em từ 6 đến 12 tuổi không nên dùng quá 5 ngày)
- Sirô ho.
Hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc nào giúp tiêu diệt các virus gây bệnh. Hãy nhớ rằng, các loại thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, nhưng cảm lạnh lại do virus gây ra.
Khi cho trẻ uống thuốc, bạn nên làm theo hướng dẫn trên nhãn thuốc hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Bạn không nên cho bé uống hai loại thuốc có cùng một dược chất vì có thể dẫn đến quá liều. Ngoài ra, người bị cảm lạnh nên ăn một số thực phẩm dễ tiêu hóa, cung cấp thêm dưỡng chất cần thiết hỗ trợ điều trị bệnh nhé.
Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa cảm lạnh?
Bạn sẽ có thể phòng ngừa, giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế lây truyền bệnh cho người khác hiệu quả hơn nếu áp dụng các biện pháp sau đây:
- Rửa tay thường xuyên. Bạn nhớ thường xuyên làm sạch tay với xà phòng và nước. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, bạn có thể sử dụng nước rửa tay khô.
- Khử trùng vật dụng trong nhà. Bạn cần vệ sinh nhà bếp và phòng tắm thường xuyên với thuốc khử trùng, đặc biệt khi có người trong gia đình bị cảm lạnh. Bạn cũng nên rửa đồ chơi của bé theo định kỳ.
- Dùng khăn giấy. Bạn nên dùng khăn giấy khi hắt hơi và ho để hạn chế lây bệnh cho người khác. Bạn cần vứt bỏ khăn giấy đã dùng ngay lập tức và sau đó rửa tay cẩn thận.
- Hắt hơi hoặc ho vào khuỷu tay khi không có khăn giấy. Bằng cách đó, bạn có thể che miệng mà không sử dụng bàn tay.
- Không dùng chung ly nước hoặc đồ dùng với các thành viên khác trong gia đình. Sử dụng ly riêng hoặc cốc dùng một lần khi bạn hoặc ai đó bị bệnh.
- Tránh tiếp xúc gần gũi với những người bị cảm lạnh. Tránh tiếp xúc gần với bất kỳ ai bị cảm lạnh. Tránh xa đám đông khi có thể. Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng.
- Chọn cho con các nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo có vệ sinh và khử trùng định kỳ. Tìm kiếm một cơ sở giữ trẻ đảm bảo vệ sinh môi trường tốt và các chính sách rõ ràng về việc giữ trẻ bị bệnh ở nhà.
- Chăm sóc bản thân. Ăn uống đầy đủ, tập thể dục, ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng có thể giúp bạn phòng bệnh hiệu quả.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Top 5 cảm lạnh là gì tổng hợp bởi Faravirusi.com
Cảm lạnh: Nguyên nhân triệu chứng và điều trị
- Tác giả: medlatec.vn
- Ngày đăng: 09/05/2022
- Đánh giá: 4.73 (451 vote)
- Tóm tắt: 1. Cảm lạnh là gì … Cảm lạnh là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở tất cả các đối tượng, đặc biệt là ở trẻ em và người cao tuổi. Đây là một bệnh …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Hiện nay đang trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết có nhiều thay đổi đột ngột, đây là điều kiện thuận lợi để virus phát triển mạnh và xâm nhập vào cơ thể nếu bạn không có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt. Vì vậy, để tránh bị cảm lạnh, bạn cần làm …
Cảm lạnh: Tổng quan, triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
- Tác giả: vietnammedicalpractice.com
- Ngày đăng: 05/10/2022
- Đánh giá: 4.51 (540 vote)
- Tóm tắt: Cảm lạnh thông thường là một bệnh nhiễm trùng do virus ở mũi và họng (đường hô hấp trên). Bệnh thường không quá nguy hiểm, tuy có thể người bệnh sẽ có thể …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Nó cũng lây lan khi tiếp xúc tay với người bị cảm lạnh hoặc do dùng chung các vật bị ô nhiễm, chẳng hạn như đồ dùng, khăn tắm, đồ chơi hoặc điện thoại. Nếu bạn chạm vào mắt, mũi hoặc miệng sau khi tiếp xúc hoặc tiếp xúc như vậy, bạn có thể bị cảm …
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm | PK BV Đại học Y Dược 1
- Tác giả: umcclinic.com.vn
- Ngày đăng: 03/09/2023
- Đánh giá: 4.32 (439 vote)
- Tóm tắt: Các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện trong 1-3 ngày sau khi nhiễm virus. Dấu hiệu ban đầu thường gặp là mệt mỏi, hắt hơi và đau họng. Khi các …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Đa phần các trường hợp bị cảm lạnh và cảm cúm không nguy hiểm. Nhưng một vài trường hợp có thể bị các biến chứng về đường hô hấp, thường gặp hơn ở cảm cúm. Một số biến chứng liên quan đến nhiễm trùng thứ phát hoặc nhiễm khuẩn như viêm phế quản, viêm …
Cảm lạnh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
- Tác giả: suckhoedoisong.vn
- Ngày đăng: 05/21/2022
- Đánh giá: 4.19 (482 vote)
- Tóm tắt: Cảm lạnh là gì? Cảm lạnh là bệnh xảy ra do nhiễm virus ở đường hô hấp trên như mũi và họng. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng thường gây …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Đa phần các trường hợp bị cảm lạnh và cảm cúm không nguy hiểm. Nhưng một vài trường hợp có thể bị các biến chứng về đường hô hấp, thường gặp hơn ở cảm cúm. Một số biến chứng liên quan đến nhiễm trùng thứ phát hoặc nhiễm khuẩn như viêm phế quản, viêm …
Cảm lạnh thông thường
- Tác giả: msdmanuals.com
- Ngày đăng: 03/02/2023
- Đánh giá: 3.9 (332 vote)
- Tóm tắt: Sau thời gian ủ bệnh từ 24 đến 72 giờ, các triệu chứng cảm lạnh bắt đầu bằng một vết xước hoặc đau họng, sau đó là hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi và mệt mỏi.
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Đa phần các trường hợp bị cảm lạnh và cảm cúm không nguy hiểm. Nhưng một vài trường hợp có thể bị các biến chứng về đường hô hấp, thường gặp hơn ở cảm cúm. Một số biến chứng liên quan đến nhiễm trùng thứ phát hoặc nhiễm khuẩn như viêm phế quản, viêm …