Mời các bạn xem danh sách tổng hợp bệnh máu trắng là gì hay nhất và đầy đủ nhất
- Sự đông máu kém. Trong bệnh lý này, các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành lấn át tiểu cầu có vai trò quan trọng giúp đông máu. Điều này có thể khiến người bệnh dễ bị bầm tím hoặc chảy máu dễ dàng và chậm lành. Bạn cũng có thể có những đốm nhỏ màu đỏ đến tím trên cơ thể, đó là xuất huyết nhỏ.
- Nhiễm trùng thường xuyên. Các tế bào bạch cầu có vai trò rất quan trọng để chống lại nhiễm trùng. Nếu chúng bị ức chế hoặc không hoạt động đúng, bạn có thể dễ bị nhiễm trùng thường xuyên. Lúc này, hệ miễn dịch có thể tấn công các tế bào cơ thể khỏe mạnh khác.
- Thiếu máu. Số lượng bạch cầu bất thường phát triển quá nhanh sẽ khiến chúng lấn át dần tế bào hồng cầu. Khi lượng tế bào hồng cầu giảm, bạn có thể bị thiếu máu. Các triệu chứng điển hình của thiếu máu như thở khó hoặc nặng nhọc và da nhợt nhạt.
- Các triệu chứng khác. Bạn có thể ảm thấy buồn nôn, sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, các triệu chứng giống cúm, sụt cân, đau xương và mệt mỏi. Nếu gan hoặc lá lách phì đại, bạn có thể cảm thấy no và sẽ ăn ít hơn, dẫn đến giảm cân. Giảm cân cũng có thể xảy ra ngay cả khi gan hoặc lách không phì đại. Tình trạng nhức đầu có thể chỉ ra rằng các tế bào ung thư đã xâm nhiễm hệ thống thần kinh trung ương (CNS).
Tuy nhiên, các triệu chứng nêu trên cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe khác. Do đó, bạn cần phải làm các xét nghiệm cần thiết để xác nhận chẩn đoán bệnh bạch cầu.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu:
- Bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên và không rõ nguyên nhân. Bạn cần làm kiểm tra số lượng tế bào máu.
- Bạn bị chảy máu không rõ nguyên nhân, sốt cao hoặc co giật. Đây có thể là triệu chứng bệnh bạch cầu cấp tính, cần được điều trị ngay.
- Bệnh đang thuyên giảm và bạn nhận thấy các dấu hiệu tái phát, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc dễ chảy máu.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu là gì?
Bệnh bạch cầu xảy ra khi các tế bào máu chưa biệt hóa (non) phát triển và phân chia liên tục, khiến cho số lượng bạch cầu bất thường trong máu rất nhiều.
Các tế bào máu khỏe mạnh sẽ chết sau một thời gian và các tế bào mới được sản xuất trong tủy xương sẽ thay thế vào. Tuy nhiên, tế bào máu bất thường có thời gian sống dài hơn, do đó chúng sẽ tập trung trong máu ngày càng nhiều và lấn át, ngăn chặn các tế bào khỏe mạnh hoạt động.
Các bác sĩ phân loại bệnh bạch cầu dựa trên tốc độ tiến triển và loại tế bào bị ảnh hưởng.
Loại phân loại đầu tiên là bệnh bạch cầu tiến triển nhanh như thế nào:
- Bệnh bạch cầu cấp tính. Trong bệnh bạch cầu cấp tính, các tế bào máu bất thường là các tế bào máu chưa trưởng thành. Chúng không thể thực hiện các chức năng bình thường nhưng lại sinh sôi nhanh chóng, vì vậy bệnh nặng hơn một cách nhanh chóng. Bệnh bạch cầu cấp tính cần điều trị tích cực, kịp thời.
- Bệnh bạch cầu mạn tính. Có nhiều loại bệnh bạch cầu mạn tính… Bệnh bạch cầu mạn tính liên quan đến các tế bào máu trưởng thành hơn. Các tế bào máu này tái tạo hoặc tích tụ chậm hơn và có thể hoạt động bình thường trong một khoảng thời gian. Một số dạng bệnh bạch cầu mạn tính ban đầu không có triệu chứng ban đầu và có thể không được chú ý hoặc không được chẩn đoán trong nhiều năm.
Loại phân loại thứ hai là theo dòng tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng:
- Bệnh bạch cầu dòng lympho. Loại bệnh bạch cầu này ảnh hưởng đến các tế bào dòng lympho hình thành nên mô bạch huyết. Mô bạch huyết tạo nên hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Bệnh bạch cầu nguyên bào dòng tủy. Loại bệnh bạch cầu này ảnh hưởng đến các tế bào dòng tủy. Tế bào tủy sinh ra hồng cầu, bạch cầu và tế bào sản xuất tiểu cầu.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng)?
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát bệnh này gồm:
- Bức xạ ion hóa tự nhiên hoặc nhân tạo
- Nhiễm virus, chẳng hạn như virus T-lymphotropic ở người (HTLV-1) và HIV
- Tiếp xúc benzen và một số hóa dầu
- Đã từng điều trị một bệnh ung thư khác
- Tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc
- Hút thuốc
- Di truyền. Một số người dường như có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cao hơn do lỗi ở một hoặc một số gene di truyền.
- Hội chứng Down. Những trẻ mắc hội chứng Down dường như có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, có thể là do những thay đổi nhiễm sắc thể nhất định.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng)?
Các bác sĩ có thể phát hiện bệnh thông qua xét nghiệm máu thông thường, trước khi các triệu chứng bắt đầu. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn mắc bệnh bạch cầu, họ có thể yêu cầu một số xét nghiệm sau:
- Khám sức khỏe. Bác sĩ sẽ tìm các dấu hiệu thực thể, chẳng hạn như da nhợt nhạt do thiếu máu, sưng hạch bạch huyết và phì đại gan hoặc lá lách.
- Xét nghiệm máu. Sau khi kiểm tra mẫu máu của bạn, bác sĩ có thể xác định xem mức độ bất thường của hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu. Từ đó, họ có thể xác nhận chẩn đoán bệnh.
- Xét nghiệm tủy xương. Bác sĩ có thể đề nghị một thủ thuật để lấy một mẫu tủy xương từ xương hông bằng kim dài và mỏng. Mẫu tủy xương sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để tìm kiếm các tế bào ung thư máu. Các xét nghiệm chuyên biệt về các tế bào ung thư của bạn có thể giúp bác sĩ xác định các lựa chọn điều trị phù hợp cho bạn.
- Ngoài ra còn một số xét nghiệm miễn dịch và xét nghiệm về di truyền để giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh.
Bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng) có chữa được không?
Việc điều trị căn bệnh này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bác sĩ sẽ xác định các lựa chọn điều trị bệnh dựa trên tuổi tác, sức khỏe tổng thể, tình trạng kinh tế và loại bệnh bạch cầu mà bạn mắc phải và liệu bệnh có lan sang các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả hệ thống thần kinh trung ương không.
Các phương pháp điều trị bệnh bạch cầu có thể được sử dụng, bao gồm:
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp điều trị chính cho bệnh bạch cầu. Bác sĩ sẽ sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tùy thuộc vào loại bệnh mắc phải, bạn có thể được chỉ định một loại thuốc duy nhất hoặc kết hợp nhiều thuốc hóa trị. Những loại thuốc này có thể ở dạng thuốc viên, thuốc tiêm truyền hoặc tiêm tĩnh mạch.
Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp sinh học gồm các phương pháp điều trị giúp hệ miễn dịch của bạn nhận biết và tấn công các tế bào ung thư.
Liệu pháp nhắm trúng đích
Liệu pháp nhắm trúng đích sử dụng các loại thuốc tấn công chuyên biệt vào tế bào ung thư. Ví dụ như thuốc imatinib ngăn chặn hoạt động của một loại protein trong các tế bào ung thư của những người mắc bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính, từ đó bác sĩ có thể kiểm soát bệnh.
Xạ trị
Xạ trị sử dụng tia năng lượng cao để làm tổn thương các tế bào ung thư và ngăn chặn sự phát triển của chúng.
Ghép tế bào gốc
Ghép tế bào gốc là một thủ thuật để thay thế tủy xương bệnh bằng tủy xương khỏe mạnh. Trước khi ghép tế bào gốc, bạn sẽ cần làm hóa trị hoặc xạ trị liều cao để tiêu diệt tủy xương bị bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ truyền tế bào gốc tạo máu vào cơ thể để giúp xây dựng lại tủy xương.
Bạn có thể nhận được tế bào gốc từ người hiến hoặc của chính mình..
Top 7 bệnh máu trắng là gì tổng hợp bởi Faravirusi.com
Bệnh máu trắng là gì?
- Tác giả: wellcare.vn
- Ngày đăng: 04/05/2023
- Đánh giá: 4.95 (939 vote)
- Tóm tắt: Bệnh máu trắng hay bệnh bạch cầu là căn bệnh ung thư các tế bào máu. Ðây là một bệnh máu ác tính, gặp trên mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất là trẻ em.
- Tác giả: vinmec.com
- Ngày đăng: 08/14/2022
- Đánh giá: 4.63 (361 vote)
- Tóm tắt: Chào bạn. Bệnh bạch cầu, còn gọi là bệnh máu trắng, là ung thư các mô tạo máu của cơ thể, bao gồm tủy xương và hệ bạch huyết …
Bệnh máu trắng là gì? Bệnh máu trắng sống được bao lâu?
- Tác giả: nhathuocsuckhoe.com
- Ngày đăng: 07/10/2022
- Đánh giá: 4.28 (306 vote)
- Tóm tắt: Bệnh máu trắng (bệnh bạch cầu, ung thư bạch cầu) xảy ra khi ADN của các tế bào máu chưa trưởng thành, chủ yếu là các tế bào bạch cầu bị hư hại …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Tuy nhiên còn dựa trên tuổi tác, tình trạng bệnh, loại bệnh bạch cầu mà bạn mắc phải và liệu bệnh có lan sang các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả hệ thống thần kinh trung ương không và sức khỏe tổng thể,…Những yếu tố này sẽ quyết định hiệu quả …
Máu trắng: triệu chứng tác nhân gây bệnh và phương pháp điều trị
- Tác giả: medlatec.vn
- Ngày đăng: 04/09/2023
- Đánh giá: 4.05 (240 vote)
- Tóm tắt: 1. Bệnh máu trắng là gì? … Máu trắng còn biết đến với tên gọi là bạch cầu cấp, là 1 dạng bệnh ung thư máu trong đó những tế bào bạch cầu có sự …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Việc suy sụp tinh thần, bi quan, chán nản,… là tình trạng xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân khi tiếp nhận kết quả chẩn đoán. Nếu tinh thần không ổn định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị chính vì thế rất cần sự động viên, chia sẻ từ những người …
Bệnh máu trắng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
- Tác giả: ksol.vn
- Ngày đăng: 05/14/2022
- Đánh giá: 3.98 (558 vote)
- Tóm tắt: Bệnh máu trắng hay còn được gọi là bệnh ung thư máu, ung thư bạch cầu, bệnh bạch cầu. Đây là dạng bệnh ung thư duy nhất không tạo ra khối u nên …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOLcó chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp phòng và hỗ …
Bệnh máu trắng là gì? Bệnh nhân sống được bao lâu?
- Tác giả: pacificcross.com.vn
- Ngày đăng: 08/15/2022
- Đánh giá: 3.61 (585 vote)
- Tóm tắt: Bệnh máu trắng là gì? · Ai dễ mắc bệnh máu trắng? · Cách chữa bệnh máu trắng
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Liệu pháp miễn dịch là một loại trị liệu sinh học giúp tăng cường hệ thống miễn dịch (được tạo nên từ các tế bào bạch cầu và các cơ quan, mô của hệ thống bạch huyết) chống lại ung thư. Phương pháp điều trị xoay quanh việc sử dụng các tế bào được tạo …
Bệnh máu trắng là gì? 5 điều cần biết về triệu chứng và cách điều trị bệnh
- Tác giả: khaibaoyte.vn
- Ngày đăng: 06/21/2022
- Đánh giá: 3.47 (472 vote)
- Tóm tắt: Bệnh máu trắng là bệnh ung thư duy nhất được xác nhận là không hình thành khối u rắn. Đây là tên chỉ các bệnh ung thư máu, ung thư các mô tạo máu của cơ thể tại …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Bạch cầu có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các nguồn tác nhân ngoại lai. Giúp cơ thể không bị tấn công bởi vi khuẩn có hại. Khi người bị bệnh máu trắng, các tế bào bạch cầu sẽ bị ức chế, khiến chức năng bảo vệ cơ thể bị suy giảm. Cơ thể người bệnh dễ …